Ngày...tháng...năm...
Sớm hôm ấy, trong lúc lang thang tôi bắt gặp một cô bé lủi thủi từ bến xe ra. Đường còn vắng lắm, thỉnh thoảng mới có vài chiếc xe chạy qua rồi mất hút. Ánh đèn vàng hắt xuống, in lên lòng đường cái bóng con con. Tự nhiên dậy lên một chút tò mò: "Đi đâu vào sáng sớm thế này nhỉ? Về thăm nhà? Hay đi thăm người yêu?". Sở dĩ phỏng đoán chỉ dừng lại ở đó là vì trên khuôn mặt cô bé có nét gì buồn buồn mà tôi chẳng thể thấy được.
Trong bộ quần áo jean khá năng động như đi "bụi", đội mũ phớt, đôi chân mang giầy vải đi thoăn thoát, dù trên lưng đeo thêm cái ba-lô không nhỏ. Lại thêm một câu tự hỏi: "Sao không gọi nhờ ai ra đón? Hay đi xe thồ hoặc taxi mà phải đi bộ thế kia cho vất vả nhỉ?" Trời mưa lất phất...nặng hạt hơn..
Bước qua từng hồi suy nghĩ của tôi, cô bé ghé vào cột ATM gần đó. "Phải chăng là trong túi hết tiền nên không thể đi xe ôm?"."Dân ngoại tỉnh đến đây sống?".Cái giả thiết không đủ tiền này của tôi đã đúng khi nghe cô bé kể chuyện chân thành với một cậu ở đoạn sau.
Khi tôi đang lang mang với bao nghi vấn về sự đi lang thang "bất thường" của cô bé thì ở đâu xuất hiện một thanh niên với dáng người cao khênh khênh khoảng gần mét bảy, nép vào ngoài cửa ATM, dường như với cái vẻ trú mưa. Hình như, cô bé biết sự xuất hiện bất ngờ đó nên đã nhấn nhanh cái nút "cancel" sau khi vừa "đăng nhập" và rút lại thẻ cho vào túi.
- "Ủa, trùng hợp vậy, không lẽ là người yêu à? Mà người yêu sao lại người đi trước một hồi lâu, người kia mới đến? Và nếu là người yêu sao cô bé có hành động lạnh lùng vậy?" - Tôi độc thoại chả thành tiếng.
Cô bé bước ra, cậu ta...nói: (Thực sự tôi cũng không biết diễn tả thái độ đấy là thế nào nên đành để dấu ba chấm)
- Mi cứ rút tiền đi
Cô bé lầm lủi bước ra, có một sự bất an và đi với tốc độ nhanh hơn lúc tôi mới bắt gặp.
Câu ta vẫn cứ đi theo.
- Mi vô đây ta nói chuyện với ta một chút
Rồi
- Mi không thấy mưa hay sao mà còn để ta đi theo mi trong mưa.
- Thì có ai bắt bạn đi theo đâu.
Vừa đáp, cô bé vừa đi nhanh hơn.
- Mi bao nhiêu tuổi rồi? Bỏ khẩu trang ra nói chuyện với ta một tí
...
Bất ngờ, cậu kia chắn ngang đường, giật phắt cái khẩu trang. Ánh mắt như muốn ăn tươi nuốt sống (có thể ví hơi quá, nhưng khi nhìn thực tế thì...nói chung là hơi "đáng sợ"). Cảm thấy mất an toàn, và bên đường xuất hiện thêm một cậu trai cỡ trang lứa với cô bé.
Với ánh đèn vàng hiu hắt ấy, tôi không nhìn rõ mặt lắm.
Cô bé chạy nhanh đến níu lấy tấm áo cậu kia, và van nài sự giúp đỡ. Nhưng rồi, cái máu giang hồ xuất hiện, cậu lúc nãy nhảy tới không nói một câu, dương cái chân dài ra đá không thương tiếc 3 cái lên bụng, lên ngực, thẳng cái tay khẳng khiu đấm một phát vào mặt. Cũng may cô bé ấy giơ tay đỡ được một cái. Chiếc bóng nhỏ loạng choạng bên hai cái bóng khác.
Tôi chả đỡ nỗi giúp cô bé được một cái, bởi xét cho cùng, tôi chỉ là cái bóng mong manh như khói
Vài tiếng la: "Bạn ơi, cứu mình với", cất lên rồi im bặt, dường như có còn những tiếng kêu đau từ bên trong. Cậu trai dẫu can, nhưng cũng không thể bảo vệ để cô ấy về nhà.
Cậu kia nói gì đó, cậu trai chỉ nói vài tiếng:
- Đừng đánh nữa nha.
Và cậu kia hầm hầm dắt cô bé vào thềm cửa nhà ai vẫn đóng kín.
Nhìn lại cái khuôn mặt kia vẫn còn non choẹt, nghe họ trò chuyện thì cậu ta vừa ở quán "nét" ra, nhỏ hơn cô bé một hai tuổi. Với hình xăm trên hai bắp tay trông cậu ta như một anh trong giang hồ.
- Có phải vì lí do đó mà cậu trai kia không dám đưa cô bé thoát khỏi tay cậu này? Ờ! Mà chả ai "dại" đi "đắc tội" với "anh chị trong giang hồ" vì một người hoàn toàn xa lạ cả.
Cậu ta hỏi hàng loạt thông tin như: Tên gì? Mấy tuổi? Ở đâu? ...
Cậu ta hỏi hàng loạt thông tin như: Tên gì? Mấy tuổi? Ở đâu? ...
Tôi không nghĩ rằng, cô bé lại nói nhiều đến thế. Nhưng tôi vẫn nhận ra việc tạo tình huống để nói là để che giấu cảm giác sợ hãi trước đó và để không bị nhận thêm cú đấm hay đá nào, bởi khi cậu ta hỏi mà không nói thì cái gương mặt thách thức ấy sẵn sàng "động tay, động chân", và dường như...không còn cách nào khác.
Thời gian cứ trôi dần như thế, cô bé "ngoan ngoãn" quá, dòng xe chạy qua lại một nhiều, vài cô lớn tuổi đẩy xe đến. Cô bé chỉ lén luốc nhìn như tìm một tia hy vọng nào đó.
-...suy nghĩ gì vậy?
Cô bé lại cố tìm ra vẻ thản nhiên. Sau hồi xin về mà không được.
Sao không la làng hay chạy ?
Có lẽ, một lần vớ nhầm phải người không có khả năng "cứu" được mình, cô bé cẩn thận hơn hay nhát gan hơn?! Hay không muốn làm liên lụy đến mấy cô bán quán lớn tuổi đó.
Không biết cô bé đang suy nghĩ gì...Vẫn ngồi lặng yên.
Lời mời nhưng bắt buộc: đi nhà nghỉ và hứa sẽ bắt xe cho về.
Cô bé à, đừng tin vào những lời như vậy. Tìm cơ hội mà chạy đi... Tiếc là tôi chỉ đứng nhìn mà không giúp gì được.
Hắn dẫn đi, có lẽ mọi người ngang qua cứ nghĩ là đôi tình nhân chăng? Ừ, trên phố thiếu gì những hình ảnh như thế.
Ai biểu cô không la, ai biết đường nào mà cứu.
....
Cô đi theo hắn vài bước, rồi chạy thật nhanh, thật nhanh như phía trước là "đích" hay là một điều gì đó mà cô chờ đợi từ lâu. Tưởng chừng như bao cảm xúc vỡ òa.
Hắn chạy đuổi theo. Xung quanh gần đó, không có chỗ nào an toàn để cô chạy vô trú ư? Sao phải chạy một đoạn xa như vậy.
Rồi cũng có chỗ để cho cô nhờ tựa, một chú chủ xe đang nói chuyện điện thoại, cô lao tới víu lấy và buông ra những tiếng thất thanh:
- Chú ơi, cứu cháu với, thằng kia đang đuổi theo để đánh cháu.
Rồi chạy thẳng vô nhà xin trốn nhờ, có hai người phụ nữ đứng đó, hỏi chuyện. Cô bé lắp bắp trả lời...
Tiếp đến gọi điện thoại khóc òa lên với một ai đó bên kia, mà tôi biết chắc là không phải người trong gia đình cô ấy, vì có lẽ không ai muốn họ biết điều này.
Người phụ nữ nghe chuyện tỏ ra bức xúc, nhưng câu hỏi lại:
- Thế có quen hắn không?
Dường như làm cô ấy sợ và luôn miệng như nài nỉ
- Cháu không quen hắn. Cô đừng tin lời hắn.
Từ đây tôi cũng gọi cậu ta bằng hắn.
Hắn vẫn không có cảm giác tội lỗi, hay ăn năn gì. Đến hỏi xem có trốn ở đó không, quen, biết thông tin của cô bé (chẳng qua là tôi thấy hắn hỏi lúc ngồi ở thềm) và tới dẫn về trọ, còn bảo có gửi đồ trong ba-lô nữa.
Cảm giác tinh thần cô bé vẫn còn hoản loạn lắm.
Sau hồi, tôi thấy một dì trạc ngoại tứ tuần đến hỏi thăm và chở về.
Vài hôm trôi qua, tôi vẫn nghe mong manh về việc đó. Khách quan bảo sao không la cứu, sao không báo công an?
Chỉ có người trong tình thế như vậy mới hiểu, có khi cái lưỡi lúc ấy cứng đơ rồi, hay cảm thấy chẳng đủ khả năng để chống cự, đành "lấy bất biến ứng vạn biến" (cười).
Vài hôm trôi qua, tôi vẫn nghe mong manh về việc đó. Khách quan bảo sao không la cứu, sao không báo công an?
Chỉ có người trong tình thế như vậy mới hiểu, có khi cái lưỡi lúc ấy cứng đơ rồi, hay cảm thấy chẳng đủ khả năng để chống cự, đành "lấy bất biến ứng vạn biến" (cười).
...
Từ đó, tôi ít thấy cô ấy hẳn, có lẽ vẫn chưa ổn định về tinh thần sau một lần va chạm như thế.
Ừ! Lần sau cẩn thận, đề phòng hơn nhé cô bé. Trong cuộc sống xô bồ này, sẵn nó có bao nhiêu hiểm nguy rồi, đừng tạo thêm cho bản thân những nguy hiểm như vậy nữa.
Và, cô bé thấy đấy. Dẫu gặp phải kẻ xấu, nhưng xung quanh vẫn còn những người tốt cơ mà. Mạnh mẽ lên nào. Hi vọng, sau sự việc lần này, sẽ giúp cô bé trưởng thành hơn, chín chắn hơn.
----
Thấy việc bất bình sao không giúp đỡ người yêu thế?
Tôi ư? - một linh hồn lang thang mấy mươi năm.